1. Ung thư gan là gì?
Nội dung chính
Ung thư gan là một bệnh lý trong đó các tế bào ung thư gây hại phát triển trong các mô ở gan. Đây là loại ung thư có tỉ lệ mắc cao báo động tại nước ta. Bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, đe dọa đến tính mạng của hàng triệu người.
Bệnh xảy ra khi các khối u ác tính phát sinh trong gan, dẫn đến việc sẽ phá hủy các tế bào gan và cản trở khả năng hoạt động bình thường của cơ quan quan trọng này.
Ung thư ở gan có hai loại chính:
- Ung thư gan nguyên phát: hình thành từ chính các tế bào trong gan.
- Ung thư gan thứ phát: phát triển khi các tế bào ung thư từ cơ quan khác di căn đến gan như ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư vú
2. Thực trạng Ung thư gan hiện nay
Theo thống kê, năm 2020 nước ta có thêm 26.418 ca mắc Ung Thư Gan và 25.272 trong số đó ĐÃ TỬ VONG. Đáng lưu ý
🔺Đây là một loại ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu
🔺Đa số bệnh nhân khám khi bệnh đã sang giai đoạn 3, giai đoạn 4
🔺Thời gian sống trung bình không quá một năm
🔺60% đến viện khi đã ở giai đoạn trung gian và tiến triển
🔺Tỉ lệ TỬ VONG lên đến 95% nếu phát hiện muộn.
Trong khi đó, ung thư gan chữa được nếu phát hiện sớm. Có rất nhiều cách chữa trị như phẫu thuật cắt bỏ phần gan có khối u, ghép gan, nút mạch gan bằng hóa chất, xạ trị, hóa trị,…
3. Những ai cần tầm soát ung thư gan sớm?
Yếu tố tiên quyết để có thể kéo dài tuổi thọ hoặc gia tăng tỉ lệ thành công trong việc chữa trị cho người mắc bệnh Ung Thư Gan chính là thực hiện Tầm soát Ung Thư định kỳ 6 tháng/lần, đặc biệt là đối với nhóm người có nguy cơ cao như:
✓ Người có tiền sử bị viêm gan tự miễn hoặc trong gia đình có người bị ung thư gan
✓ Người bị xơ gan do bất kỳ nguyên nhân nào
✓ Người bị viêm gan B, C mạn tính
✓ Người nghiện bia rượu hoặc uống bia rượu thường xuyên
✓ Người thừa cân, béo phì
✓ Người có tiền sử tim mạch, tiểu đường
🚩 Kiểm tra gan định kỳ sẽ giúp bác sĩ phát hiện và hỗ trợ điều trị sớm ung thư gan, khi ung thư mới chỉ giới hạn ở một vùng trên cơ thể và có thể cắt bỏ dễ dàng hơn thông qua phẫu thuật. Việc phát hiện sớm có thể giúp đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả hơn và nâng cao cơ hội sống sót. Những người nhiễm viêm gan B mạn tính và có sẹo ở gan (xơ gan) do viêm gan C hoặc các nguyên nhân khác bị tăng nguy cơ mắc bệnh và cần được tầm soát ung thư định kỳ.
4. Quy trình tầm soát ung thư gan chuẩn bao gồm:
💠 Xét nghiệm máu từ 3 – 6 tháng một lần để tìm alpha-fetoprotein (AFP)
💠 Siêu âm gan từ 6 – 12 tháng một lần
Để có thể chẩn đoán chính xác ung thư gan, bước đầu tiên người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng. Đây là bước đầu tiên và cũng vô cùng quan trọng trong việc tầm soát ung thư. Ở bước này, bác sĩ sẽ tìm kiếm hạch bất thường, khối u trên cơ thể và đánh giá tổng quan nguy cơ mắc bệnh ung thư dựa trên nhiều yếu tố.
4.1. Chẩn đoán hình ảnh
Siêu âm gan là một phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất hiện nay bởi độ nhạy cảm lên đến 68 – 87%. Phương pháp này rất đơn giản, giúp tiết kiệm chi phí, không gây hại đến người bệnh và có thể chẩn đoán được những khối u >1cm.
Ngoài ra, siêu âm còn giúp phát hiện những bệnh lý đi kèm như xơ gan, hay tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
Vào giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh thường sẽ không xuất hiện các triệu chứng cụ thể. Thông qua chẩn đoán hình ảnh, sẽ đánh giá được mức độ tổn thương các cấu trúc bề mặt gan. Tiến hành kết hợp siêu âm gan và đo nồng độ AFP ở trong máu tối ưu hơn việc thực hiện riêng lẻ những xét nghiệm này ở trong phác đồ tầm soát.
4.2. Sinh thiết gan
Phương pháp này thường được chỉ định khi thật sự cần thiết bởi sinh thiết thường gây nên những rủi ro nhất định như: nhiễm trùng, chảy máu, gieo rắc tế bào ung thư theo đường đi của kim sinh thiết (1-3% trường hợp). Nếu kết quả sinh thiết tế bào gan dương tính sẽ cho chẩn đoán xác định ung thư gan. Nếu sinh thiết âm tính sẽ khuyến cáo thăm khám lại bằng chẩn đoán hình ảnh, thậm chí sinh thiết lại sau khoảng thời gian 2 – 3 tháng.
4.3. Chụp cắt lớp phân giải cao và chụp cộng hưởng từ
Đối với những khối u nhỏ cỡ 1cm thì phương pháp chụp cắt lớp phân giải cao và chụp cộng hưởng từ sẽ được sử dụng. Phương pháp này có cản quang giúp chẩn đoán ung thư gan và giai đoạn khối u; Sinh thiết mô gan giúp phân biệt u lành tính và u ác tính.
Tuy nhiên, nếu các xét nghiệm tầm soát khác không rõ ràng mới cần phải sinh thiết gan;
4.4. Nội soi ổ bụng
Nội soi ổ bụng với đường rạch nhỏ ở bụng giúp phát hiện khối u nhỏ, phát hiện tình trạng xơ gan hoặc lấy mẫu mô gan làm sinh thiết.
4.5. Xét nghiệm tầm soát ung thư gan
Ở phương pháp này, người bệnh sẽ được tiến hành kiểm tra các chỉ số lần lượt gồm:
- Chỉ số AFP: là một loại protein được tiết ra từ các tế bào gan chưa trưởng thành của thai nhi. AFP có thể tăng lên ở 70% bệnh nhân ung thư gan nhưng cũng có thể bình thường.
- Chỉ số AFP-L3: Người có giá trị AFP-L3 cao hơn 10% thì tăng gấp 7 lần nguy cơ xuất hiện HCC trong vòng 21 tháng .
- DCP hay PIVKA II: Nhiều nghiên cứu cho thấy sự tăng DCP thường phản ánh tình trạng của bệnh, kích thước khối u, sự xâm lấn tĩnh mạch cửa.
5. Chặn đứng nguy cơ ung thư gan với Okinawa Fucoidan 180 viên Nhật Bản
Theo nhiều nghiên cứu, Fucoidan là một thuật ngữ chung dùng để chỉ một tổ hợp các chuỗi phân tử đường saccharide (polysaccharide) có chứa sulfate fucose – hợp chất nhờn chỉ có ở những loại tảo nâu như mozuku, mekabu và kombu. Từ lâu, Fucoidan đã được chứng minh là có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trong đó có hỗ trợ tăng cường sức khỏe, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể đối với người ung thư.
Chính vì vậy mà khi sử dụng Okinawa Fucoidan 180V, cơ thể sẽ đón nhận được những thay đổi vô cùng tích cực giúp phòng ngừa bệnh tật hiệu quả
- Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư ở mọi giai đoạn (Trước, sau khi hóa trị, xạ trị, phẫu thuật)
- Tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng giúp phòng ngừa bệnh tật hiệu quả
- Ngừa khối u phát triển và di căn xa
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch, điều hòa huyết áp
- Tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân ung thư ở mọi giai đoạn
Hiện nay, sản phẩm Okinawa Fucoidan 180 viên được sản xuất bởi Kanehide Bio và nhập khẩu – phân phối chính hãng bởi PT Consumer.